Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
124768

TIỀM NĂNG CỦA XÃ

Ngày 01/09/2020 08:00:00

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ NGỌC TRUNG

Xã Ngọc Trung là xã trung du miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa. Xã có 8 thôn, Dân số 5.387 người, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.476,39 ha.
1. Về vị trí địa lý
Phía Đông giáp xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc
Phía Bắc giáp xã Ngọc Sơn, Ngọc Liên, Lộc Thịnh huyện Ngọc Lặc.
Phía Nam giáp xã Lam Sơn, xã Quảng Phú (huyện Thọ Xuân).
Phía Tây giáp xã Minh Sơn, xã Ngọc Sơn huyện Ngọc Lặc.
- Xã Ngọc Trung có hai tuyến đường giao thông huyện chạy qua là:
+ Tuyến đường vành đai vùng ATK đi về phía tây qua Minh Sơn, đi về phía Bắc qua Ngọc Sơn, Ngọc Khê gặp đường mòn Hồ Chí Minh để đi Hà Nội và các tỉnh phía Nam.
+ Tuyến đường liên xã Ngọc Trung, Ngọc Sơn, Ngọc Liên, Quang Trung và từ Ngọc Trung đi Cao Thịnh, Thống Nhất qua huyện Yên Định.
Hiện nay, xã Ngọc Trung có 13,1km đường liên xã và đường vành đai ATK, trong đó có 5,3km đã được trải nhựa, có 39,9km đường liên thôn, 16,1km đường trục chính nội đồng.
2. Về địa hình
Xã Ngọc Trung có địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. chủ yếu là đồi núi thấp, không đồng nhất, cao thấp xen kẽ, dưới chân núi là những đồi thoải, hình bát úp, giữa các đồi có nhiều khoảng đất bằng phẳng. Nhìn tổng quát, xã Ngọc trung vừa có đồi núi, vừa có bãi bằng đồi thoải như một vùng trung du.
Với địa hình tương đối phong phú, bao gồm cả đồi núi, bãi bằng, bến bãi ven sông, xã Ngọc Trung đã và đang trở thành vùng kinh tế phát triển, mô hình kinh tế trang trại, gia trại trồng cây công nghiệp, chăn nuôi của nhiều hộ gia đình đang phát huy tác dụng và mở ra hướng phát triển kinh tế có hiệu quả.
3. Về khí hậu, thủy văn
- Khí hậu
Ngọc Trung nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió Tât khô nóng, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, gió tây khô nóng, thời tiết thay đổi theo mùa. Mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt, lại vừa ấm áp, mát mẻ dễ chịu. Mùa hạ nắng gắt, nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 khi có gió tây thổi về, nhiệt độ tăng cao trung bình 36-370C, có những đợt nắng cao điểm lên đến 39-400C, nóng bức của mùa hè có hại cho sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi. Mùa thu không khí trong lành, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Mùa đông ít mưa, kho có gió mùa Đông Bắc thổi về khô hanh, lạnh giá gây khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Độ ẩm không khí trung bình 83-86%, vào những ngày hanh khô của mùa đông độ ẩm xuống thấp dưới 50%, cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn ẩm ướt lên tới 87-88%.
- Thủy Văn:
Huyện Ngọc Lặc nói chung và xã Ngọc Trung nói riêng nằm trong vùng thủy văn sông Chu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, là vùng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 2.200 mm/năm.
Đói với xã Ngọc Trung, lượng mưa trung bình cả năm khoảng 2.100 mm. Cùng với địa hình phức tạp, độ dốc lớn…., lũ lụt cục bộ thường xuyên xảy ra vào mùa mưa. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống hồ đập nhỏ như hồ Mốc Chình (thôn Xuân Minh), hồ Sen (thôn Minh Lâm), hồ Vó Khủ (thôn Tân Mỹ), hồ Yên Thắng, hồ Thọ Phú… là nơi điều tiết nước kịp thời khi xảy ra mưa lũ, nhờ đó ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư không đáng kể và không thường xuyên.
4. Về tài nguyên
4.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.476,39 ha, mật độ dân số 274m2/khẩu (Số liệu tính tại thời điểm 01/01/2010 dân số tính đến ngày 31/12/2010)
- Đất Nông Nghiệp: 1.262,56 ha
Đất sản xuất nông nghiệp: 626,46 ha
+ Đất trồng cây hàng năm: 114,93 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 294,22 ha
Đất lâm nghiệp: 613,68 ha
+ Đất rừng sản xuất: 613,68 ha
+ Đất rừng phòng hộ: 0 ha
Đất nuôi trồng thuỷ sản: 22,42 ha
- Đất phi nông nghiệp: 211,06 ha
- Đất ở nông thôn: 91,01 ha
- Đất chuyên dùng: 93,49 ha
- Đất nghĩa trang: 8,21 ha
- Đất chưa sử dụng: 0,37 ha.
4.2. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng là: 613,68 ha.
- Diện tích đất rừng sản xuất: 613,68 ha
- Diện tích rừng phòng hộ: 0 ha
4.3. Tài nguyên nước
Tổng diện tích mặt nước sử dụng để nuôi trồng thủy sản: 22,42 ha chủ yếu là diện tích ao, hồ phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Ngọc Trung có một số suối nhỏ. Nguồn nước ở đây nhiều vào mùa mưa, nghèo kiệt vào mùa đông. Ngoài ra, còn có hệ thống ao hồ làm nơi dự trữ nước.
Cho đến nay, chưa có một đánh giá nào về tiềm năng nước ngầm đối với huyện Ngọc Lặc nói chung và xã Ngọc Trung nói riêng. Năm 2009, trong dự thảo Báo cáo về chỉ tiêu trữ lượng đá sét xi măng khu vực ranh giới giữa 2 xã Minh tiến và Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc có ghi: “ Trong diện tích thăm dò, không có dòng chảy cố định, không có các điểm xuất lộ nước, tại các lỗ khoan thăm dò không phát hiện thấy nước ngầm”. Đối với xã Ngọc Trung, chắc chắn cũng tương tự. Tuy nhiên, nước ngầm tầng nông (< 10 m) tại các khu vực thấp, tương đối phong phú, chất lượng nước trong, sạch đảm bảo cho sinh hoạt.
5. Cảnh quan môi trường:
Là xã có môi trường cơ bản trong lành.Tuy nhiên, mưa lớn thường gây lũ lụt cục bộ, tuy ngắn nhưng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường làng xãm, đồng ruộng. Gần đây, do chăn nuôi phát triển, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi, trên đồng ruộng, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đang có chiều hướng gây ô nhiễm các khu dân cư, ảnh hưởng tới môi sinh.
Hiện nay, rừng trên địa bàn xã các hoạt động vệ sinh môi trường được chú trọng, đường làng ngõ xãm sạch sẽ, có 91% hộ gia đình dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 90% có hệ thống công trình vệ sinh hợp vệ sinh.
6. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã:
6.1. Thuận lợi:
- Về vị trí địa lý: ở gần huyện lỵ, có hệ thống giao thông liên hoàn, giao lưu kinh tế với bên ngoài dễ dàng.
- Việc trồng cây hàng năm như mía, sắn, dứa... tuy là bước đầu nhưng đang hướng tới nền sản xuất hàng hóa. Diện tích rừng sản xuất nhiều là cơ sở để phát triển nông lâm kết hợp, không những có hiệu quả kinh tế, mà còn bảo vệ được môi sinh môi trường.
- Tiềm năng lao động còn nhiều, đặc biệt là lao động trẻ, có trình độ tay nghê là lợi thế để tham gia các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là tham gia xuất khẩu lao động mang lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thường xuyên được chăm lo, ngày càng đầy đủ và nâng cao về chất. Khu dân cư nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng văn minh.
- Môi trường cơ bản trong lành.
6.2. Các khó khăn, và các công việc cần thực hiện.
- Phần lớn đất đai của xã có địa hình phức tạp, độ dốc lớn… sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Do biến đổi khí hậu, thời tiết còn thất thường, trên 65 ha đất trồng lúa phụ thuộc tự nhiên, cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, đảm bảo đời sống kinh tế ổn định cho nhân dân.
- Đối với cây mía, cây sắn, cây dứa đã có thị trường tiêu thụ, hoàn toàn có thể nâng cao năng suất bình quân lên > 65 tấn/ha/năm (như các xã khác trong huyện hiện nay), nên có biện pháp canh tác đúng đắn trên đất dốc.
- Chăn nuôi chưa đáp ứng với tiềm năng hiện có, cần phấn đấu đạt 30% - 40% thu thập của ngành nông nghiệp.
- Khuyến khích tạo điều kiện để sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển, hiện đang rất yếu tại địa phương.
- Phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong đó:
+ Báo cáo kịp thời các cấp, các ngành về thực tế xuống cấp của các hồ đập, kênh mương …để đầu tư, nâng cấp; mặt khác các giải pháp phòng chống vỡ đập vào mùa mưa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
+ Phải phát triển mạnh mẽ các nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản. Có chính sách khuyến khích và tổ chức cho nhân dân.
+ Khuyến khích và tổ chức cho nhân dân phát triển dịch vụ vận tải (dịch vụ then chốt).
- Quy hoạch khu trung tâm của xã thành một phát triền mạnh về dịch vụ, đồng thời tạp sức hút từ các nhà đầu tư.
- Tập trung chỉ đạo, giúp đỡ tạo điều kiện cho thanh niên trong xã đi xuất khẩu lao động. Thường xuyên có mối quan hệ với con em địa phương đi làm ăn xa, động viên họ làm ăn giàu có, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương.
- Thực thi các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, không để môi trường bị tàn phá rồi mới hành động.
 
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ NGỌC TRUNG

Xã Ngọc Trung là xã trung du miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa. Xã có 8 thôn, Dân số 5.387 người, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.476,39 ha.
1. Về vị trí địa lý
Phía Đông giáp xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc
Phía Bắc giáp xã Ngọc Sơn, Ngọc Liên, Lộc Thịnh huyện Ngọc Lặc.
Phía Nam giáp xã Lam Sơn, xã Quảng Phú (huyện Thọ Xuân).
Phía Tây giáp xã Minh Sơn, xã Ngọc Sơn huyện Ngọc Lặc.
- Xã Ngọc Trung có hai tuyến đường giao thông huyện chạy qua là:
+ Tuyến đường vành đai vùng ATK đi về phía tây qua Minh Sơn, đi về phía Bắc qua Ngọc Sơn, Ngọc Khê gặp đường mòn Hồ Chí Minh để đi Hà Nội và các tỉnh phía Nam.
+ Tuyến đường liên xã Ngọc Trung, Ngọc Sơn, Ngọc Liên, Quang Trung và từ Ngọc Trung đi Cao Thịnh, Thống Nhất qua huyện Yên Định.
Hiện nay, xã Ngọc Trung có 13,1km đường liên xã và đường vành đai ATK, trong đó có 5,3km đã được trải nhựa, có 39,9km đường liên thôn, 16,1km đường trục chính nội đồng.
2. Về địa hình
Xã Ngọc Trung có địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. chủ yếu là đồi núi thấp, không đồng nhất, cao thấp xen kẽ, dưới chân núi là những đồi thoải, hình bát úp, giữa các đồi có nhiều khoảng đất bằng phẳng. Nhìn tổng quát, xã Ngọc trung vừa có đồi núi, vừa có bãi bằng đồi thoải như một vùng trung du.
Với địa hình tương đối phong phú, bao gồm cả đồi núi, bãi bằng, bến bãi ven sông, xã Ngọc Trung đã và đang trở thành vùng kinh tế phát triển, mô hình kinh tế trang trại, gia trại trồng cây công nghiệp, chăn nuôi của nhiều hộ gia đình đang phát huy tác dụng và mở ra hướng phát triển kinh tế có hiệu quả.
3. Về khí hậu, thủy văn
- Khí hậu
Ngọc Trung nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió Tât khô nóng, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, gió tây khô nóng, thời tiết thay đổi theo mùa. Mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt, lại vừa ấm áp, mát mẻ dễ chịu. Mùa hạ nắng gắt, nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 khi có gió tây thổi về, nhiệt độ tăng cao trung bình 36-370C, có những đợt nắng cao điểm lên đến 39-400C, nóng bức của mùa hè có hại cho sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi. Mùa thu không khí trong lành, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Mùa đông ít mưa, kho có gió mùa Đông Bắc thổi về khô hanh, lạnh giá gây khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Độ ẩm không khí trung bình 83-86%, vào những ngày hanh khô của mùa đông độ ẩm xuống thấp dưới 50%, cuối đông sang xuân vào những ngày mưa phùn ẩm ướt lên tới 87-88%.
- Thủy Văn:
Huyện Ngọc Lặc nói chung và xã Ngọc Trung nói riêng nằm trong vùng thủy văn sông Chu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, là vùng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 2.200 mm/năm.
Đói với xã Ngọc Trung, lượng mưa trung bình cả năm khoảng 2.100 mm. Cùng với địa hình phức tạp, độ dốc lớn…., lũ lụt cục bộ thường xuyên xảy ra vào mùa mưa. Tuy nhiên, nhờ có hệ thống hồ đập nhỏ như hồ Mốc Chình (thôn Xuân Minh), hồ Sen (thôn Minh Lâm), hồ Vó Khủ (thôn Tân Mỹ), hồ Yên Thắng, hồ Thọ Phú… là nơi điều tiết nước kịp thời khi xảy ra mưa lũ, nhờ đó ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư không đáng kể và không thường xuyên.
4. Về tài nguyên
4.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.476,39 ha, mật độ dân số 274m2/khẩu (Số liệu tính tại thời điểm 01/01/2010 dân số tính đến ngày 31/12/2010)
- Đất Nông Nghiệp: 1.262,56 ha
Đất sản xuất nông nghiệp: 626,46 ha
+ Đất trồng cây hàng năm: 114,93 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 294,22 ha
Đất lâm nghiệp: 613,68 ha
+ Đất rừng sản xuất: 613,68 ha
+ Đất rừng phòng hộ: 0 ha
Đất nuôi trồng thuỷ sản: 22,42 ha
- Đất phi nông nghiệp: 211,06 ha
- Đất ở nông thôn: 91,01 ha
- Đất chuyên dùng: 93,49 ha
- Đất nghĩa trang: 8,21 ha
- Đất chưa sử dụng: 0,37 ha.
4.2. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng là: 613,68 ha.
- Diện tích đất rừng sản xuất: 613,68 ha
- Diện tích rừng phòng hộ: 0 ha
4.3. Tài nguyên nước
Tổng diện tích mặt nước sử dụng để nuôi trồng thủy sản: 22,42 ha chủ yếu là diện tích ao, hồ phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Ngọc Trung có một số suối nhỏ. Nguồn nước ở đây nhiều vào mùa mưa, nghèo kiệt vào mùa đông. Ngoài ra, còn có hệ thống ao hồ làm nơi dự trữ nước.
Cho đến nay, chưa có một đánh giá nào về tiềm năng nước ngầm đối với huyện Ngọc Lặc nói chung và xã Ngọc Trung nói riêng. Năm 2009, trong dự thảo Báo cáo về chỉ tiêu trữ lượng đá sét xi măng khu vực ranh giới giữa 2 xã Minh tiến và Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc có ghi: “ Trong diện tích thăm dò, không có dòng chảy cố định, không có các điểm xuất lộ nước, tại các lỗ khoan thăm dò không phát hiện thấy nước ngầm”. Đối với xã Ngọc Trung, chắc chắn cũng tương tự. Tuy nhiên, nước ngầm tầng nông (< 10 m) tại các khu vực thấp, tương đối phong phú, chất lượng nước trong, sạch đảm bảo cho sinh hoạt.
5. Cảnh quan môi trường:
Là xã có môi trường cơ bản trong lành.Tuy nhiên, mưa lớn thường gây lũ lụt cục bộ, tuy ngắn nhưng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường làng xãm, đồng ruộng. Gần đây, do chăn nuôi phát triển, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi, trên đồng ruộng, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đang có chiều hướng gây ô nhiễm các khu dân cư, ảnh hưởng tới môi sinh.
Hiện nay, rừng trên địa bàn xã các hoạt động vệ sinh môi trường được chú trọng, đường làng ngõ xãm sạch sẽ, có 91% hộ gia đình dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 90% có hệ thống công trình vệ sinh hợp vệ sinh.
6. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã:
6.1. Thuận lợi:
- Về vị trí địa lý: ở gần huyện lỵ, có hệ thống giao thông liên hoàn, giao lưu kinh tế với bên ngoài dễ dàng.
- Việc trồng cây hàng năm như mía, sắn, dứa... tuy là bước đầu nhưng đang hướng tới nền sản xuất hàng hóa. Diện tích rừng sản xuất nhiều là cơ sở để phát triển nông lâm kết hợp, không những có hiệu quả kinh tế, mà còn bảo vệ được môi sinh môi trường.
- Tiềm năng lao động còn nhiều, đặc biệt là lao động trẻ, có trình độ tay nghê là lợi thế để tham gia các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là tham gia xuất khẩu lao động mang lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thường xuyên được chăm lo, ngày càng đầy đủ và nâng cao về chất. Khu dân cư nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng văn minh.
- Môi trường cơ bản trong lành.
6.2. Các khó khăn, và các công việc cần thực hiện.
- Phần lớn đất đai của xã có địa hình phức tạp, độ dốc lớn… sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Do biến đổi khí hậu, thời tiết còn thất thường, trên 65 ha đất trồng lúa phụ thuộc tự nhiên, cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, đảm bảo đời sống kinh tế ổn định cho nhân dân.
- Đối với cây mía, cây sắn, cây dứa đã có thị trường tiêu thụ, hoàn toàn có thể nâng cao năng suất bình quân lên > 65 tấn/ha/năm (như các xã khác trong huyện hiện nay), nên có biện pháp canh tác đúng đắn trên đất dốc.
- Chăn nuôi chưa đáp ứng với tiềm năng hiện có, cần phấn đấu đạt 30% - 40% thu thập của ngành nông nghiệp.
- Khuyến khích tạo điều kiện để sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển, hiện đang rất yếu tại địa phương.
- Phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong đó:
+ Báo cáo kịp thời các cấp, các ngành về thực tế xuống cấp của các hồ đập, kênh mương …để đầu tư, nâng cấp; mặt khác các giải pháp phòng chống vỡ đập vào mùa mưa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
+ Phải phát triển mạnh mẽ các nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản. Có chính sách khuyến khích và tổ chức cho nhân dân.
+ Khuyến khích và tổ chức cho nhân dân phát triển dịch vụ vận tải (dịch vụ then chốt).
- Quy hoạch khu trung tâm của xã thành một phát triền mạnh về dịch vụ, đồng thời tạp sức hút từ các nhà đầu tư.
- Tập trung chỉ đạo, giúp đỡ tạo điều kiện cho thanh niên trong xã đi xuất khẩu lao động. Thường xuyên có mối quan hệ với con em địa phương đi làm ăn xa, động viên họ làm ăn giàu có, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương.
- Thực thi các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, không để môi trường bị tàn phá rồi mới hành động.
 

công khai TTHC